Phương pháp kích và chăm sóc mầm gốc Lan phi điệp hiệu quả tối ưu

Kích mầm gốc là một trong những bước quan trọng đạt hiệu quả cao. Nhưng để chăm sóc mầm gốc Lan phi điệp hiệu quả mới là điều rất nhiều người đam mê lan quan tâm. Phong Lan Việt Nam xin gửi đến anh chị em yêu Lan những bước thực hiện và những lưu ý cần thiết để chăm sóc cây lan phát triển tốt.

Chăm sóc mầm gốc Lan phi điệp đạt hiệu quả phát triển tốt
Chăm sóc mầm gốc Lan phi điệp đạt hiệu quả phát triển tốt

Các bước chuẩn bị kích mầm gốc phi điệp

  • Xả xịt sục giá thể sạch, cắt rễ thối, hư, rễ trùm lên mắt ngủ sao cho hở mắt gốc. Bóc lớp vỏ lá cuối cùng bao mắt ngủ ở gốc (nếu có) để mắt ngủ se lại như kiểu phơi thóc giống trước khi ngâm.
  • Ngâm cả chậu vào nước vôi trong 10-15 phút, Benkona 5 phút để diệt nấm khuẩn, trứng giun côn trùng….. Bổ sung phân tan chậm, rêu giữ ẩm và giá thể mới. Tuyệt đối không bón phân hữu cơ xuống dưới lẫn với giá thể vì theo thời gian phân sẽ nát làm bẩn giá thể gây úng, sâu bệnh cho bộ rễ.

Thời điểm tiến hành kích mầm gốc hiệu quả

  • Trước lập xuân 15 ngày
  • Phun 2 lần hỗn hợp Ami Green + Litosen /2ml + lưu dẫn đại bàng hoặc ngư ông đắc lợi vào 1l nước thật đẫm vào quanh gốc cách nhau 7 ngày để đánh thức mắt ngủ
  • Thời điểm: Bắt đầu lập Xuân 3/2 tức 22/12 âm lịch trở ra.

Thuốc kích mầm gốc được nhiều nhà vườn sử dụng

  • Pha duy xanh tỉ lệ 1:1 hoặc Kieki Pro Mỹ tỉ lệ 1:1

Cách làm kích mầm gốc thực tế

  • Nếu mắt gốc đều nhau (cùng sưng hoặc đang ngủ) lấy tăm bông hoặc chổi lông quét đều xung quanh gốc.
  • Nếu gốc có 1 mắt sưng lồi. Còn mắt kia vẫn nằm im thì quét bôi vào mắt đó đợi khi nào nó sưng lên to hơn mắt kia thì ta tiến hành tiếp mắt còn lại. Mục đích để 2 mầm lên đều nhau cùng lúc.
  • Tránh trường hợp 1 mầm lên quá mạnh sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho mầm kia không lên được hoặc bị còi.
  • Thời điểm tiến hành sau lập xuân 15 ngày trở ra: 20/2 tức mùng 9 tháng giêng âm lịch trở ra.
Chăm sóc mầm gốc tốt sẽ có chậu lan đẹp
Chăm sóc mầm gốc tốt sẽ có chậu lan đẹp

Những điệu cần chú ý khi kích mầm gốc

  • Không nên thay chậu, sang chậu thay toàn bộ giá thể trước khi mầm gốc nhú rễ. Vì thay chậu thay toàn bộ giá thể bộ rễ thân mẹ sẽ bị tổn thương, bị hỏng. Cây mẹ sẽ mất nước trong thời gian dài. Không tiếp tục hút dinh dưỡng được để nuôi mầm dẫn đến hiệu quả mầm gốc yếu. Thân mẹ teo tóp khó làm kie.
  • Nếu mầm gốc không lên sau 20-25 ngày tiến hành kích thì lặp lại 1 lần nữa.
  • Nếu mầm gốc không lên sau 2 lần kích thì mắt ngủ bị chai. Lúc này ta buộc phải tiêm trực tiếp vào gốc. Đồng thời lấy bông nhúng nước đắp lên gốc giữ ẩm để làm mềm và đánh thức mắt ngủ bị chai.
  • Nếu chỉ lên 1 mầm gốc thì chấp nhận để 1 mầm. Mắt còn lại đợi đến khi kích mầm lỡ mới rận dụng tiếp hoặc đợi vụ sau.
  • Không nên tách rời mầm đã lên để cố kích mắt còn lại. Điều này nghe có vẻ lợi nhưng thực ra rất hại. Vì khi đó mầm gốc không thể cung cấp dinh dưỡng nuôi ngược trở lại thân mẹ, thân mẹ không đủ sức nuôi kie.

Chăm sóc mầm gốc phi điệp

  • Khi mầm gốc mở lá phun giải độc 1 liệu trình bằng B12 tổng 3 lần. Mỗi lần cách nhau 3 ngày pha 2ml B12 trong 1L nước. Hết liệu trình này thì phun 1 lần duy nhất siêu lân đỏ để tăng sức đề kháng sâu bệnh, chống bó rễ làm cho mầm cứng cáp.
  • Kích rễ: phun GE gừng hoặc Bio Root theo tỷ lệ: 2ml/ 1l nước. 2 tuần 1 lần đến khi bộ rễ đầy đủ thì dừng.
  • Định kỳ phun PowerFeed + Litosen + lưu dẫn đại bàng + super canxi / 30-10-10 + superthive … cho mầm mập rễ khỏe theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc liều nhẹ hơn. Mục đích làm to gốc, mập rễ.
  • Phun nước nha đam, dịch chuối loãng thường xuyên.
Thuốc cần thiết bổ sung trong thời điểm chăm sóc mầm gốc
Thuốc cần thiết bổ sung trong thời điểm chăm sóc mầm gốc

Các chú ý khi chăm sóc mầm gốc

  • Giữ ẩm giá thể tốt. Khi mầm bắt đầu nhú rễ phun 1 lần benkona hoặc physan để diệt nấm khuẩn bảo vệ bộ rễ.
  • Cường độ ánh sáng: 50-60%
  • Bảo vệ mầm gốc: sên, ruồi vàng (cho thuốc diệt muỗi hoặc băng phiến vào lọ thuốc nhỏ mắt mở nắp đặt cạnh gốc hoặc vài ánh tỏi cắt.
  • Bón phân tan chậm xa mầm gốc.
  • Phân hữu cơ như trùn quế/ dê/ trâu bò… không nên rải trên mặt chậu mà đóng vào túi lọc đặt trên mặt chậu.
  • Chỉ tiến hành kích kie khi mầm gốc có đủ bộ rễ khỏe mạnh.

Nguồn: anh Trịnh Thắng

Bài viết cùng chủ đề:

Đặt mua sản phẩm

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào trường (*) bắt buộc

Mua ngay