Cẩm nang cho người chơi cây hoa trà my

Ngày đăng 02/02/2023
Biên tập Biên tập:
Lượt xem 2290 lượt xem

Cây hoa trà my là một loại hoa đẹp, nhiều màu sắc, bền hoa và đặc biệt là nở đúng dịp tết âm lịch nên rất ý nghĩa, mình đã có rất nhiều bài viết phân loại, hướng dẫn chi tiết được ghim trong phần chủ đề của nhóm, các bạn có thể tìm hiểu kỹ trong đó, còn bài này mình sẽ tổng hợp thành một cẩm nang cho các bác tham khảo cho tiện.

Cẩm nang hoa trà my cổ Việt Nam
Cẩm nang hoa trà my cổ Việt Nam

1. Các loại hoa trà my

  • Trà Việt: lựu cổ, bát diện không tâm, bạch nhụy cổ, hồng cổ (phấn hồng cổ), thâm hồng bát diện (thâm bát diện), bạch cổ vô nhụy, điểm tuyết (tên khác là trà viền), thiển (thâm đơn), muống.
  • Trà ngoại thuần: Lựu ngố, lựu bát diện (tên khác là lựu nam định, lựu mâm xôi, lựu bột), phấn cung đình, phấn nhật, đỏ cung đình, cung đình đỏ, phấn sen, ngũ sắc
  • Trà ngoại: Thập bát học sỹ, kim hoa trà, đỏ tàu, trà hồng thơm triniad…

2. Thời gian hoa trà my

Đa số các cây hoa trà my nở vào dịp tết nguyên đán của mình, thường thì trà bạch ( bạch vô nhụy, bạch nhụy ), phấn cung đình nở trước tết tầm 1 tháng, trà lựu cổ, bdkt, thâm bát diện, điểm tuyết, thiển, muống nở đúng tháng tết, các loại trà hồng cổ thì nở ngay sau tết, còn các loại trà ngoại thì do chưa thuần nên nở không cố định thời gian, nhưng đa số vào dịp tết.

3. Các khoảng thời gian cần lưu ý chăm sóc cây

  • Ngay sau tết sau khi hoa nở gần hết tầm từ 15/1 trở đi: tỉa cành, bỏ hoa, bỏ nụ, tưới đạm cho cây, có thể cắt các ngọn bánh tẻ để giâm thời điểm này được.
  • Ngay sau khi các lộc chuyển sang bánh tẻ tầm cuối tháng 3 tới giữa tháng tư âm: Có thể sang chậu nếu thích (sau khi sang chậu không tưới phân đạm)
  • Tầm từ giữa tháng tư âm tới giữa tháng 5 âm: chú ý giữ cho cây cằn ( chỉ tưới đủ ẩm cho cây ) và cho cây ăn nắng nhẹ mỗi ngày để cây ra nụ sai hoa, nếu tưới ẩm nhiều cây sẽ ra lộc khó đóng nụ
  • Tầm sau tháng 4 và 5 âm lịch cây đã đóng nụ: tưới một đợt đạm cho cây nuôi nụ
  • Tầm tháng 10 âm lịch: tưới một đợt đạm nhẹ để cây nuôi nụ, thời điểm này bổ sung thêm kali và lân cho cây để nụ không bị héo khô rụng và hoa tết sẽ căng và thắm màu.
  • Tầm tháng 11 âm đến hết năm: cây bắt đầu ra hoa, giữ ẩm tốt cho cây và quay lại vòng lặp trên.

4. Giá thể trồng trà my

  • Xỉ than tổ ong, vụn xỉ, gạch vỡ, xốp ( bọt biển), đất nung, gạch xỉ… mục đích giúp thoát nước và giữ đất trồng được tốt
  • Giá thể trồng: đất đáy ao phơi khô hoặc đất ruộng phơi khô hoặc đất thịt phơi khô hoặc đất mùn bán ngoài chợ. Tất cả các loại đất trên trộn với xỉ than đập vụn hoặc trấu hun ( ko dung trấu tươi), nếu trộn xong ủ được một thời gian thì tốt nữa, không ủ không sao

5. Phân đạm cho cây

Cây trà ưa phân hữu cơ hàm lượng nhẹ, và không ưa nhiều đạm nên các loại phân dùng gồm: nước cuối nhà xí ( tốt nhất), nước ốc ngâm, nước cá ngâm, phân trùn quế, phân bò ủ hoại, phân dê… không dùng phân trâu và phân các loại động vật ăn cám, thịt, ngũ cốc như phân gà, phân lợn, phân vịt, hổ, báo, chó, mèo…

6. Vi lượng cho cây

Gồm có kali, lân, b1… những loại này có thể mua hoặc dùng tự nhiên như dịch chuối, chuối, nước gạo chua qua đêm…

Xin kính chúc mọi người chăm trà tốt !

Bài viết của Hội Hoa Trà My – Việt Nam

Trà bạch nhuỵ bông hoa hiếm
Trà bạch nhuỵ bông hoa hiếm
Hoa bạch trà cổ là bông đẹp xuất sắc đáng siêu tầm
Hoa bạch trà cổ là bông đẹp xuất sắc đáng siêu tầm
Trà lựu điểm tuyết được rất nhiều người chơi siêu tầm
Trà lựu điểm tuyết được rất nhiều người chơi siêu tầm
Đặt mua sản phẩm

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào trường (*) bắt buộc

Mua ngay