Bệnh sương mai trên hoa lan, cách phòng và trị bệnh hiệu quả

Thời tiết miền bắc giao mùa bắt đầu lạnh, đây là thời điểm xuất hiện bệnh sương mai hoa lan. Cách nhận biết cây bị bệnh rất dễ, khi xuất hiện nhiều lá chuyển màu vàng xuất hiện các đốm đen trên lá. Đặc biệt lá rất nhanh rụng và lây lan rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày cây có thể rụng hết lá.

Phong lan Việt Nam tổng hợp lại nguyên nhân gây ra bệnh sương mai trên hoa lan. Và cách phòng và xử lý khi chậu lan bị nhiễm bệnh để anh em đam mê lan nắm bắt được.

Dưới đây là một số phương pháp của các nhà vườn anh chị em tham khảo.

Bệnh sương mai trên hoa lan đặc biệt là dòng phi điệp
Bệnh sương mai trên hoa lan đặc biệt là dòng phi điệp

Nguyên nhân gây bệnh sương mai trên hoa lan

  • Do mưa nhiều độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh
  • Thay đổi thời gian đột ngột cây bị sốc nhiệt, kháng thể kém sẽ dẫn đến bị nhiễm bệnh
  • Do cây có tốc độ phát triển quá nhanh không tiêu hóa được hết phân thuốc.
  • Hoặc cây thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng kém, độ ẩm cao kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hướng dẫn cách phòng và khắc phục bệnh sương mai trên hoa lan

* Theo anh Nguyễn Anh Tuân – Hải Phòng

Mùa này nhiều anh em bị tình trạng lá kiểu này. Mưa mấy hôm kết hợp gió mùa dẫn đến cây bị sốc và khả năng kháng bệnh giảm nhanh. Nhiều anh em nghĩ bị tán thư, nhưng trên thực tế là không phải. Vì bệnh này trải qua 1-2 hôm là lá rụng ngay.

Nó là 1 dạng virus và nhiễm khuẩn thì có vẻ đúng hơn. Theo kinh nghiệm bản thân thì trong trường hợp này anh em không nên tưới nước đẫm. Vì tưới nước phần bẹ lá rất dễ bị ủng và chạy vào thối thân.

Trước hết anh em phun phisan để khử khuẩn. Hôm sau pha kinkinbul phun. Vì kinkinbul có gốc đồng sẽ tạo lớp bảo vệ cho lá phòng tránh bệnh do sốc môi trường. Sau đó 2 hôm thì pha hi-canxi phun để tạo độ cứng cho thân và lá để tăng khả năng đề kháng cho cây.

Anh em tham khảo còn mỗi vườn mỗi điều kiện. Có thể hợp thầy hợp thuốc thì ok.

Cách nhận biết bệnh sương mai trên phi điệp rõ nhất lá vàng có các đốm đen
Cách nhận biết bệnh sương mai trên phi điệp rõ nhất lá vàng có các đốm đen
Hướng dẫn cách chữa và phòng bệnh sương mai cho phong lan
Hướng dẫn cách chữa và phòng bệnh sương mai cho phong lan

* Theo chị Thoa Phùng

Bệnh mà rất nhiều vườn ngoài bắc đang gặp phải vào mùa này là bị nấm, sương mai gây nên trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều, nhiều sương … Nhất là trên các lá bị sứt, côn trùng cắn, mỏng…. Khi có điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, lá nâu, vàng rất nhanh …

Cách tốt nhất là vặt bỏ lá bệnh, phun thuốc lá bệnh đó cũng không khỏi. Chỉ phòng và trị lá khác thôi.

Thuốc trị nấm thì rất nhiều loại như: Nativo, Anvil, antracol, macozet, Melody…. Tóm lại cứ ra hiệu thuốc bảo vệ thực vật mua thuốc trị nấm, sương mai, loại nào cũng đc, kết hợp luôn loại trị khuẩn nữa càng tốt…. Cắt nước không tưới lá vài hôm.

Phòng bệnh: Vệ sinh vườn sạch, thoáng gió, cắt bỏ những lá bị vàng, côn trùng cắn. Bổ sung dinh dưỡng cân bằng cả đa, trung vi lượng… Mùa mưa ẩm nên phun phòng nấm thường xuyên. Nói vậy nhưng em hay phun nước vôi trong, oxi già … phòng hơn chữa ạ!

Giá thể trồng các bác nên đầu tư và cẩn thận chút. Vỏ thông ngâm thật lâu, rửa sạch, có thể trộn ít dớn sợi cho thoát nước tốt. Dớn ngâm rửa sạch, luộc càng tốt, phân nên để trong túi. Nếu bỏ ngoài bỏ ít thôi, đừng be bét trong chậu nhất là phân hữu cơ. Có thể trong năm đầu cây tốt, nhưng lâu đa số có vấn về về rễ …. Chậu nên sử dụng vừa với cây, đừng trồng chậu to quá, nhiều giá thể quá rễ cây cũng không bơi hết, nấm mốc càng nhiều…

Khi chậu phi điệp xuất hiện lá vàng có các đốm đen trên lá và nhanh rụng
Khi chậu phi điệp xuất hiện lá vàng có các đốm đen trên lá và nhanh rụng
Bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa lạnh, thời tiết độ ẩm cao
Bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa lạnh, thời tiết độ ẩm cao

* Theo anh Nguyễn Tuân – Hà Nội

Miền Bắc Qua đợt mưa rét kéo dài vừa rồi nhiều anh em cây bị như thế này phải không ạ?

Đây thực ra không phải là bệnh thán thư. Do cây của các bác có tốc độ phát triển quá nhanh không tiêu hóa được hết phân thuốc. Hoặc thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng kém, độ ẩm cao kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Em năm ngoái đã từng bị 1 cây chỉ trong 2-3 ngày lá vàng từ gốc tới ngọn. Để khắc phục tình trạng này thì em đã áp dụng như sau bác nào thấy hợp lý thì tham khảo.

– Các bác chú ý theo dõi dự báo thời tiết. Tham khảo trên 2 phần mềm em hay dùng là Windy và Weather now. Dự đoán rất sát và chuẩn. Khi đã có được thông tin thời tiết để có chế độ tưới nước, tưới phân thuốc hợp lý.

– Phun phòng bệnh đúng lịch. Ví dụ mùa hè thì ít nhất 1 tháng 1 lần, mùa mưa độ ẩm cao có thể 15 ngày 1 lần. Các loại thuốc chống nấm, chống thối nhũn các bác có thể tham khảo mấy loại em đã dùng và thấy ổn như Kin-kin bul xanh, Mancozeb mỹ, Captan 50, 80 … Dịp nào mưa nhiều, độ ẩm cao thì nên phun thêm nước vôi trong, benkona, physan … có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm mốc, rêu … Phun cả cây, giá thể, nền vườn.

– Dọn dẹp, bố trí khoảng cách treo chậu khoảng cách hợp lý, khoa học theo hàng theo lối để gió có thể lưu thông khắp vườn.

– Tăng sức đề kháng, sức chống chịu bệnh tật, chịu rét, chịu hạn… bằng cách phun thêm 1 tháng 1-2 lần siêu lân đỏ, trung vi lượng Cambi nhật, CalMag.

– Ngừng hoặc giảm tưới phân có lượng đạm cao. Giảm hàm lượng các loại chế phẩm kích thích sinh trưởng dựa theo thời tiết. Mưa dầm hay nắng gắt mà vẫn tưới thì cây không hấp thụ được dẫn đến thừa đạm thối nhũn, cháy sốc là có thể xảy ra. Có thể chuyển từ 30-10-10 sang 20-20-20 giúp cây cứng cáp hơn. Tất cả các loại phân em đều pha bằng 1/2 – 1/3 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nguyên nhân chính gây bệnh là do thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao tạo điều kiện vi khuẩn và nấm phát triển
Nguyên nhân chính gây bệnh là do thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao tạo điều kiện vi khuẩn và nấm phát triển

Bài viết cùng chủ đề:

Đặt mua sản phẩm

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào trường (*) bắt buộc

Giá cũ: 95000 VNĐ
Mua ngay chỉ còn: 85000 VNĐ
Mua ngay