Để đạt tỷ lệ lên kie cao thì việc chọn thời điểm cắt thân phi điệp để ươm kie rất quan trọng. Việc quan trọng hơn nữa là chăm sóc cây tốt, cây khỏe mạnh tích nhiều dinh dưỡng ít bệnh.
1. Lựa chọn cây giống để cắt ươm kie
Theo kinh nghiệm cá nhân, em cắt thường căn cứ vào từng cây chứ không cắt đồng loạt. Cây thắt ngọn và tích dinh dưỡng được một thời gian em mới cắt. Cây to cắt 60%, cây nhỏ cắt vài mắt đầu ngọn, em không cắt khi cây vẫn còn đi ngọn và non. Vì cây còn non rất lâu lên kie và kie yếu… Có thể tút ngọn hoặc cắt đầu ngọn để cây tích dinh dưỡng phình thân.
2. Cách bước thực hiện ươm kie
Cắt xong để 1 đến 2 tuần mà thấy thân cây hơi nhăn rúm lại. Mặc dù nó đã thắt ngọn lâu và béo căng, tức là chế độ nuôi khá đạt kie, còn nó cứ vẫn đanh lại thì cũng khá ghê răng.
Em không vặt lá, tránh sốc và để lá nó làm cây suy hơn, treo chỗ tối. Vài tuần thì lá rụng hết, có thể đem cắt khúc hoặc tháng 2, tháng 3 cắt. Em thường cắt vào tháng 2 hoặc 3. Khi cắt để bát cồn bên cạnh, mỗi vết cắt nhúng dao lam vào cồn, có thể bôi vôi vết cắt cũng được, để 1 tuần sau khi vết cắt khô rúm lại em mới bôi keo, thậm chí em không cần bôi keo…
Khi vết cắt khô, an toàn… em bày lên những rổ lớn dưới để vỏ thông, phun ẩm, không nên để ướt nhiều. Sử dụng mút ươm kie cũng rất ok, vẫn để chỗ ít ánh sáng, thoáng gió chút. Có thể phun antonic tuần 1 lần cũng được. Khi các mắt đã hình thành mầm kie, em mang ra chỗ sáng nhiều, phân chia ki vào chậu …. và chăm sóc theo chế độ chăm kie
Lưu ý: cắt khúc thì không nên dùng kích như Kie Duy xanh, Kieki Pro Mỹ… rất dễ ra hoa và không cần thiết. Bản năng sinh tồn cây phi điệp là vậy. Khi cắt nó sẽ lên kie, mất ngọn lên mầm, mất mầm lên ki trên thân…
Mọi chia sẻ đều chỉ là THAM KHẢO ạ!
Chúc các bác 1 mùa ki tươi tốt ạ!
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào trường (*) bắt buộc